Doanh nghiệp

Cuộc đối thoại giữa lãnh đạo TP.HCM và Eurocham: mở ra hướng phát triển kinh tế và cơ hội nắm bắt Hiệp định TMTD giữa LMCA – Việt Nam

Ngày 28/07/2020; tại TP.HCM đã diễn ra buổi đối thoại giữa lãnh đạo TP.HCM với các doanh nghiệp do Hiệp hội doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam – EuroCham, tổ chức.

Buổi đối thoại có chủ đề “Phát triển kinh tế và nắm bắt cơ hội từ Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu”. Tham dự sự kiện có Chủ tịch UBND TP.HCM – Nguyễn Thành Phong, các diễn giả cấp cao, phát biểu của đại diện Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam về thực thi EVFTA, Lê Huỳnh Minh Tú – Phó Giám đốc Sở Công Thương TP.HCM đã giới thiệu về kế hoạch và định hướng phát triển XNK của TP.HCM trong bối cảnh EVFTA…

Đại diện các Tiểu ban Ngành nghề thuộc EuroCham đã trình bày về các cơ hội và khó khăn, vướng mắc – khuyến nghị liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư thương mại của doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam trong các lĩnh vực như : cơ sở hạ tầng – Hải quan và Thuận lợi Thương mại, phát triển thông minh và bền vững cho các ngành công nghiệp, tiêu dùng và y tế.

Ông Nguyễn Thành Phong – Chủ tịch UBND TP.HCM, lắng nghe ý kiến khuyến nghị từ các doanh nghiệp trong cộng động EuroCham.

Thông qua Chỉ số Môi trường Kinh doanh – BCI, EuroCham đang nắm bắt được nhịp điệu của các doanh nghiệp châu Âu hoạt động tại Việt Nam từ năm 2010. Kể từ năm 2014, BCI đã ghi nhận đánh giá tích cực và nhất quán trên 70%, đặc biệt năm 2018 và 2019 ở mức cao hơn 80%.

Các đại diện EuroCham tại buổi đối thoại

Tuy nhiên; khi đại dịch Covid-19 ảnh hưởng sâu rộng đến hoạt động đầu tư, kinh doanh toàn cầu, BCI của EuroCham cũng sụt giảm xuống mức thấp nhất từng ghi nhận (26%) vào quý 01 năm 2020. Nguyên nhân trực tiếp cho sự đảo chiều đánh giá tích cực này là đại dịch Covid-19, không phản ánh sự phát triển của Việt Nam hay chính sách của Chính phủ. EuroCham vẫn đánh giá tích cực cho đến khi đại dịch bùng nổ, nhờ các biện pháp hiệu quả và kịp thời của Chính phủ, bao gồm cả biện pháp bảo vệ sức khỏe cộng đồng và các gói kích cầu kinh tế, một số hoạt động kinh doanh vẫn có thể duy trì ngay cả trong giai đoạn dịch Covid-19.

Qua buổi đối thoại các doanh nghiệp EuroCham tập trung vào các vấn đề và khuyến nghị cụ thể theo ngành mà các thành viên có hướng xây dựng Việt Nam trở thành một điểm đến kinh doanh minh bạch, cạnh tranh và hấp dẫn hơn như: cần đưa ra các chính sách ưu đãi khuyến khích các công ty đa quốc gia đầu tư dài hạn cho cách ngành sản xuất địa phương, chuyển giao công nghệ, đầu tư vào năng lực địa phương và giáo dục y tế. Thành lập một Nhóm Công tác liên Bộ dưới sự chỉ đạo của đại diện cấp cao từ phía Chính phủ để xây dựng phương pháp tiếp cận tổng quan nhằm phát triển ngành. Đề xuất chi tiết về các lỗ hổng được xác định trong quá trình đấu thầu, cơ hội cải thiện và các cơ quan hữu quan cần có các biện pháp đo lường khối lượng thực tế mà các nhà cung cấp cam kết thực hiện đúng.

Ông Jean-Jacques Bouflet – Phó Chủ tịch EuroCham cho rằng: trong vài thập kỷ qua, việc hợp lý hóa các điều kiện, củng cố môi trường kinh doanh và hiện đại hóa khung pháp lý. Thách thức  trong tương lai là việc đảm bảo quá trình thực thi Hiệp định sẽ diễn ra suôn sẻ và hiệu quả. Các nhà chức trách phía Việt Nam và Liên minh châu Âu đã cung cấp các công cụ pháp lý giúp mở ra một làn sóng thương mại và đầu tư mới.Tuy nhiên thỏa thuận này đạt được thành công hay không phụ thuộc vào nỗ lực từ phía chúng ta.

Nhân sự kiện này; EuroCham cũng đã ra mắt sách trắng, với các nội dung liên quan đến các vấn đề thương mại và đầu tư. Mục đích của sách trắng 2020 là hỗ trợ Chính phủ Việt Nam và Chính quyền địa phương; trong quá trình cải cách hành chính, tất cả các vấn đề trong sách Trắng, một khi được đưa vào thực thi sẽ giúp cho Việt Nam và đặc biệt là TP.HCM -Trung tâm kinh tế của đất nước trở thành môi trường kinh doanh cởi mở, cạnh tranh và hấp dẫn hơn cho các doanh nghiệp.

Hiền Chinh

Tags

XEM THÊM

Close