Kinh tế
Hội thảo quốc tế: về các quy định thị trường kiểm soát xuất nhập khẩu rau quả VN – Trung Quốc
Sáng ngày 27/10/2002; tại TP.HCM Cục Chế biến & Phát triển thị trường Nông sản – Bộ NN&PTNT, phối hợp với Hiệp hội Rau quả VN, TLSQ Trung Quốc tại TP.HCM tổ chức hội thảo quốc tế trao đổi thông tin các quy định thị trường, kiểm soát xuát nhập khẩu rau quả VN – Trung Quốc.
Trong thời gian qua thương mại nông sản giửa VN – Trung Quốc có bước phát triển tích cực; tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch Covid-19 từ đầu năm đến tháng 9/2020, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu nông sản VN – Trung Quốc đạt hơn 9,8 tỷ USD, giảm 8,6 so với cùng kỳ năm 2019. phần lớn các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của VN sang Trung Quốc đều suy giảm, cụ thể là hàng rau quả đạt 1,4 tỷ USD giảm 25,9%.
Hiện nay chỉ có 9 loại trái cây tươi của VN được phép nhập khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc gồm: thanh long, dưa hấu, vải, nhãn, chuối, xoài, mít, chôm chôm, măng cụt. Bộ NN&PTNT đang tiếp tục thúc đẩy tiến trình mở cửa thị trường theo thức tự ưu tiên như: bưởi, chanh leo, bơ, na, roi (mận), dừa, thảo quả và dứa và ký kết Nghị định thư mở cửa thị trường thạch đen, khoai lang.
Tiềm năng thương mại nông sản giữa VN – Trung Quốc còn rất lớn, VN là nước xuất khẩu nông sản lớn thứ 16 trên thế giới và đứng thứ hai trong các nước Asean. Nhiều nông sản của VN giữ vị trí tốp đầu trên thế giới, trong đó có sản phẩm trái cyâ nhiệt đới…và Trung Quốc
là thị trường đích đứng thứ nhất, trên 70% rauqua của VN xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Theo WTO, hàng năm trung Quốc nhập khẩu khoảng hơn 160 tỷ USD các mặt hàng nông sản, trong đó nhóm các mặt hàng rau quả khoảng 9 – 10 tỷ USD. Nhiều chuỗi cung ứng trái cây như: thanh long, xoài, nhãn, vải, chôm chôm, bưởi, dưa hấu…thực hàng theo quy trình nông nghiệp sạch, thông minh xuất khẩu đi nhiều quốc gia có tiêu chuẩn nhập khẩu nghiêm ngặt như: Hoa Kỳ, Âu Châu, Nhật Bản, Hàn Quốc…
Những thay đổi của thị trường Trung Quốc
Ở thị trường này sẽ được kiểm soát chặc chẽ hàng hóa qua biên giới, đặc biệt là hình thức biên mậu (tiểu ngạch). Yêu cầu phải đàm phán mở cửa đối với từng loại sản phẩm, ký kết lại nghị định thư xuất khẩu đối với 08 loại quả truyền thống – hình thức quản lý tương tự như đối với măng cụt, yêu cầu khai báo mã vùng trồng và cơ sở đóng gói.
Quy định về kiểm dịch thực vật và ATTP
Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT, Thông tư 34/2018/TT-BNNPTNT. An toàn thực phẩm: Thông tư 44/2018/TT-BNNPTNT và Thông tư Thông tư 34/2018/TT-BNNPTNT.
Quy định của thị trường Trung Quốc
Quy định về các hóa chất cấm sử dụng: https://qrgo.page.link/NZLcG. Quy định về danh mục đối tượng các loại sinh vật gây hại mà Trung Quốc quan tâm: https://qrgo.page.link/AYX8v. Quy định về MRI: https://qrgo.page.link/dzRz6.
Tình hình cấp mã số đối với thị trường Trung Quốc:
Đã có 47 tỉnh gửi văn bản đề nghị; có 1.735 mã số vùng trồng, diện tích trên 180.000 hecta cho 9 loại quả tươi là thanh long, xoài, nhãn, vải, chôm chôm, dưa hấu, chuối, mít và măng cụt. Có 1.832 mã số cơ sở đóng gói. Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có 628 mã vùng trồng, 924 cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu đi thị trường Trung Quốc.
Cấp mã vùng trồng và cơ sở đóng gói
Hiện đang trong quá trình là soát theo phụ lục của văn bản 5841/BNN-BVTV, Cục BVTV đang trong quá trình xây dựng TCCS về mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói tiến tới xây dựng TCVN trong năm 2021.
Hiền Chinh