Chứng khoán

Tham gia đầu tư forex, làm gì để không “Tiền mất tật mang”

Đầu từ forex hay còn gọi là đầu tư ngoại hối, là hoạt động giao dịch với các cặp tiền tệ và hưởng lời từ chênh lệch giá của chứng. Hình thức này đã được du nhập vào thị trường đầu tư Việt Nam một thời gian dài, tuy nhiên đến hiện tại pháp luật vẫn chưa có những quy định cụ thể về hoạt động đầu tư này. Lợi dụng kẽ hở đó mà nhiều sàn môi giới giả danh, lừa đảo, hay còn gọi là sàn scam, đã tung ra những chiêu trò qua mắt nhà đầu tư, dẫn dụ các trader non trẻ sập bẫy khiến họ tiền mất tật mang. Vậy làm sao để tham gia đầu tư forex một cách thông minh và an toàn, mời bạn đọc cùng chia sẻ qua bài viết dưới đây.

 Hàng loạt sàn forex liên tục bị bóc phốt lừa đảo

Dưới sự lộng hành của các sàn scam thì cũng ngày càng hình thành nhiều thế lực công lý đứng ra bóc phốt, vạch trần thủ đoạn lừa đảo của chúng để mọi người cùng cảnh giác. Tuy nhiên, hoạt động nghe có vẻ nhân văn này lại bị biến tướng bởi chính các sàn đối thủ trong ngành, họ bóc phốt lẫn nhau, thậm chí là bóc phốt cả các sàn forex uy tín nhằm cắt giảm niềm tin của khách hàng.

Hiện nay, không quá khó để bạn có thể tìm được một bài review sàn, nhưng không phải bài review nào cũng khách quan và đáng tin, vì có bài được “trả phí”, có bài không. Việc của những nhà đầu tư mới như chúng ta là hãy thật sự tỉnh táo để biết đầu phốt đúng và đâu là chơi xấu để tránh bị các sàn scam dắt mũi.

Những dấu hiệu của một sàn forex “rởm”

Một sàn forex lừa đảo chắc chắn sẽ có ít nhiều lỗ hổng trong hoạt động kinh doanh. Đây có thể là những dấu hiệu phổ biến để bạn có thể nâng cao cảnh giác:

Cam kết lợi nhuận khủng

Sàn scam cũng chọn cách đánh vào tâm lý ham lời của bất cứ nhà đầu tư nào. Họ thường đưa ra những cam kết siêu hời cho nhà đầu tư như vốn ít, rủi ro thấp nhưng lợi nhuận cực cao, sinh lời hàng chục hàng trăm triệu đồng một tháng. Nếu cam kết này còn chưa đủ thuyết phục bạn, họ sẽ vẽ lên cho bạn một bài toán lợi nhuận siêu hợp lý, rồi cộng thêm cho bạn các dịch vụ hỗ trợ tuyệt vời như chuyên gia 1 kèm 1, chăm sóc khách hàng 24/7 với các kịch bản cực kỳ mướt tai. Họ còn sẵn sàng cung cấp cho bạn lệnh của các chuyên gia nhưng hầu hết các chuyên gia này để là giả danh. Nếu không đủ tỉnh táo, bạn rất dễ bị các nhân viên sale này thao túng tâm lý với món lợi nhuận đáng mơ ước họ vừa vạch ra cho số vốn ít ỏi của bạn.

Giấy phép giả/không giấy phép

Nhiều sàn forex hiện nay cũng bắt đầu tinh vi hơn trong thủ đoạn qua mặt khách hàng khi cố tình làm giả giấy phép hoạt động, thậm chí là giả luôn các giấy chứng nhận giải thưởng lớn của các tổ chức quốc tế. Nếu khách hàng chỉ dừng lại ở bước xem mà không tìm hiểu thì chắc chắn rất dễ đặt niềm tin lầm chỗ. Lời khuyên dành cho bạn là hãy tìm hiểu thật kỹ về tính “hiện hữu” của các loại giấy tờ này trực tiếp trên website/nền tảng của chính nơi cấp.

Bị nhiều nhà đầu tư đánh giá tiêu cực

Khi đầu tư forex, bạn nên tham gia vào các hội nhóm/cộng đồng đánh giá sàn, trao đổi kinh nghiệm để nắm tình hình thị trường. Chắc chắn trong các group này sẽ xuất hiện rất nhiều bài đăng hoặc bình luận về các sàn forex, từ đó bạn sẽ có cái nhìn trực quan hơn về sàn mà mình dự định đầu tư vào.

Có thể sẽ có rất nhiều bài đăng mang tính dìm hàng của các đối thủ, tuy nhiên một sàn mà có quá nhiều ý kiến tiêu cực, ý kiến tích cực hiếm hoi thì bạn cũng nên cân nhắc.

Sàn ngăn bạn rút tiền

Đây thường là chiêu trò “giở quẻ” khi các sàn đã dụ được bạn nạp tiền đầu tư một thời gian. Thường lúc này phát hiện cũng đã muộn. Các đối thủ cũng thường nắm thóp chiêu trò này để tạo drama dìm hàng lẫn nhau vì phốt không cho rút tiền thường khó xác minh.

Điển hình như trường hợp mới đây của sàn LPL Trade, bị một khách hàng giả danh tố cáo lừa đảo, không cho rút tiền, nhân viên tư vấn thì vòng vo. Drama được đẩy lên cao khi có sự tham gia của WikiFX- Một nền tảng tra cứu sàn scam, cũng chia sẻ bài viết và các comment liên quan đến phốt LPL Trade lên website lẫn fanpage của mình.

 

 

Trong lúc dư luận đang xôn xao và chĩa mũi dùi về phía sàn LPL Trade thì sàn này đã âm thầm thu thập các thông tin, xác minh với các bên liên quan và đưa ra tin đính chính cuối cùng.

LPL Trade đã chỉ ra nhiều điểm bất hợp lý trong bài phốt của “nạn nhân giả” lẫn post “châm xăng vào lửa” của WikiFX:

  • Trong hình ảnh WikiFx cung cấp đa phần là hỏi thăm giao dịch chứ không phải tố cáo sàn như Wiki đã đề cập.
  • Các post thuộc group Forex – Liên minh trader đều đã bị tắt tính năng bình luận, nghi vấn các bình luận trước đó đều là seeding.
  • Nick facebook đăng phốt, kể cả nick của nạn nhân ảo đều là tài khoản clone vừa được tạo trong thời gian gần đây.
  • WikiFX còn cố tình vu khống LPL Trade không có giấy phép FSA như thông tin công bố. Tuy nhiên phía LPL Trade đã xác điều đó hoàn toàn sai sự thật và khuyến khích khách hàng tra cứu lại tại Entity Name Search – Financial Services Authority (svgfsa.com).

LPL Trade cũng đăng một bài đính chính trên fanpage của mình đi kèm những chứng cứ thuyết phục hơn. Cụ thể, đội ngũ chuyên viên tại LPL Trade đã nhanh chóng liên hệ với khách hàng có mã số ID 377749 dựa trên địa chỉ liên lạc từ hệ thống của chúng tôi để xác minh. Sau khi xác nhận cùng chính chủ của ID 377749 (tên thật N.T.P) thì khách hàng hoàn toàn không có mối liên hệ gì với tài khoản facebook tên D.P.B. Khách hàng N.T.P cũng xác nhận với LPL Trade hoàn toàn không có việc sàn giam tiền, khách hàng vẫn thực hiện các lệnh rút tiền bình thường và nhận được thanh toán thành công từ LPL Trade.

Đây là một trong những sự kiện gây hoang mang cho nhiều nhà đầu tư thời điểm đó. Chính vì thế mà các nhà đầu tư hãy thực sự tỉnh táo khi tiếp nhận bất cứ thông tin trái chiều nào. Việc tin lầm rất dễ đẩy chúng ta đến những quyết định sai.

Thông qua bài viết này, hy vọng các trader sẽ có cái nhìn khách quan hơn về thị trường ngoại hối tại Việt Nam, rèn luyện cho mình cái đầu lạnh để đưa ra những lựa chọn đúng đắn nhất. Chúc các trader thành công.

Lê Năm
Tags

XEM THÊM

Close