Doanh nhân
CLB Doanh nhân Thanh Hóa tại TP.HCM: họp mặt nhân ngày doanh nhân Việt Nam

Ngày 9/10/2022; CLB Doanh nhân Thanh Hóa tại TP.HCM và Phía Nam đã tổ chức họp mặt nhân kỷ niệm Ngày Doanh nghên Việt Nam 13/10.
Tại buổi họp mặt đã diễn ra chương trình tọa đàm về “ Nền kinh tế Việt Nam và Thế giới trong giai đoạn mới”, do diễn giả PGS.TS.Trần Đình Thiên – Chuyên gia Kinh tế, thành viên Tổ tư vấn Chính phủ trình bày và cùng trao đổi với CLB Doanh nhân Thanh Hóa tại TP.HCM.
Tham dự sự kiện; ông Lê Đức Giang – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã thông báo một số hoạt động về kinh tế – xã hội của tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới.
Tham dự sự kiện; ông Lê Đức Giang – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: nhân buổi gặp gơ các Doanh nhân tại TP.HCM, tôi xin được thông báo đến các doanh nhân, quý đại biểu định hướng phát triển của tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới như sau:
Lĩnh vực tập trung phát triển: xây dựng nền công nghiệp nặng, nông nghiệp quy mô lớn, giá trị tăng cao là nền tảng, các ngành công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế biến chế tạo và dịch vụ logistics – đột phá, du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn…
Định hướng phát triển vùng: miền núi xây dựng khu vực đảm bảo an ninh môi trường sinh thái. Vùng đồng bằng và Trung du; xây dựng vai trò trung tâm kinh tế của tỉnh với 03 cực tăng trưởng là thành phố Thanh Hóa – thị xã Bỉm Sơn – thị trấn Lam Sơn. Vùng Ven Biển và Hải đảo; xác định 02 cực tăng trưởng là thị xã Nghi Sơn và thành phố Sầm Sơn.
Tập trung phát triển 04 trung tâm kinh tế động lực: tứ Sơn, 06 trụ cột tăng trưởng là công nghiệp chế biến chế tạo – nông nghiệp – du lịch – dịch vụ y tế – phát triển hạ tầng và nguồn nhân lực, 06 hành lang kinh tế là: kinh tế ven biển – kinh tế Bắc Nam – kinh tế đường Hồ Chí Minh – kinh tế Đông Bắc – kinh tế trung tâm – kinh tế quốc tế.
Trong đó 04 trung tâm kinh tế thế động lực, với các định hướng sau: Trung tâm động lực thành phố Thanh Hóa – thành phố Sầm Sơn, phát triển dịch vụ đa ngành, đa lĩnh vực. Trung tâm động lực phía Nam: khu kinh tế Nghi Sơn, với sự phát triển đa ngành, trọng tâm là công nghiệp nặng và công nghiệp cơ bản, công nghiệp chế biến chế tạo dịch vụ logistics gắn với cảng biển Nghi Sơn. Trung tâm động lực phía bắc gồm: chuỗi từ Thạch Thành tới Bỉm Sơn, phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghiệp vật liệu xây dựng, chế biến chế tạo…Khu vực này sẽ định hướng xây dựng cảng biển Lạch Sung, đáp ứng cho tàu trên 5.000 tấn. Trung tâm động lực phía tây Lam Sơn – Sao Vàng: tập trung phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp hàng không điện tử viễn thông, công nghiệp công nghệ cao ,du lịch di sản…dự kiến nâng cấp cảng hàng không Thọ Xuân là cảng hàng không quốc tế trước năm 2025.
Ông Trần Văn Mười – Phó Chủ tịch CLB Doanh nhân Thanh Hóa và Phía Nam, đặt câu hỏi với diễn giả về tinh hình kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn mới.
Sự phát triển kinh tế – xã hội tại tỉnh Thanh Hóa trong thời gian qua có sự đóng góp của những người con Thanh Hóa đang công tác học tập và sinh sống ở cấp mọi miền đất nước nói chung và ở TP.HCM nói riêng…đã chung tay góp sức vì tỉnh Thanh Hóa phát triển ngày càng văn minh giàu đẹp. Kinh tế – xã hội của tỉnh Thanh Hóa vẫn còn khó khăn, chưa cân đối được nguồn thu, vẫn còn nhận điều tiết từ ngân sách Trung ương, thu nhập đầu người còn thấp so với trung bình cả nước 3,6 triệu đồng/ người/tháng, tỷ lệ hộ nghèo còn cao 5,44%, còn 06 huyện nghèo…
Hiện nay; tỉnh Thanh Hóa bước vào giai đoạn phát triển mới, với nhiều thời cơ thuận lợi, khi được Bộ chính trị ban hành Nghị quyết số 58: về xây dựng phát triển Thanh Hóa đến năm 2030 tầm nhìn đến 2045, Quốc hội, Chính phủ đã có nhiều cơ chế đặc thù để tỉnh Thanh Hóa phát triển sớm trở thành lực tăng trưởng mới ở phía Bắc của tổ quốc, hướng tới 1.000 năm danh xưng Thanh Hóa (2029)…thành tỉnh kiểu mẫu như sinh thời Bác Hồ hằng mong muốn.