Doanh nghiệp
Năm 2022 tập đoàn cao su nộp ngân sách nhà nước 4.000 tỷ đồng

Kết quả ước thực hiện sản xuất kinh doanh năm 2022 như sau: – Sản lượng cao su khai thác đạt: 429.000 tấn, bằng 106,2% KH năm, so với cùng kỳ năm trước đạt 106%. Tổng doanh thu hợp nhất là 28.600 tỷ đồng, bằng 101,1% KH năm27, so với cùng kỳ năm trước đạt 100%. Tổng lợi nhuận trước thuế hợp nhất: 5.200 tỷ đồng, bằng 106,1% KH năm. Nộp ngân sách Nhà nước: 4000 tỷ đồng, bằng 127% KH năm, so với cùng kỳ năm trước đạt 132,7%.
Ngày 29/12/2022; Tập đoàn Cao su Việt Nam đã tổ chức hội nghị tổng kết năm 2022, số lao động đến ngày 31/12/2022của Tập đoàn là 79.473 người. Lương bình quân người lao động toàn Tập đoàn năm 2022, ước đạt 7,62 triệu đồng/người/tháng. Ngoài tiền lương, người lao động còn được tạo điều kiện tăng gia sản xuất thu nhập từ phát triển kinh tế hộ gia đình. Mặc dù có những khó khăn trong hoạt động SXKD nhưng các đơn vị vẫn luôn cố gắng tạo điều kiện làm việc cũng như thu nhập ổn định cho người lao động.
Năm 2022, Tập đoàn có 03 khu công nghiệp tiếp tục lọt vào top 10 công ty bất động sản công nghiệp uy tín do Công ty CP báo cáo Đánh giá Việt Nam công bố (Sài Gòn VRG, Nam Tân Uyên và Tân Bình) và 18 công ty nằm trong top 100 doanh nghiệp phát triển bền vững do Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển bền vững Việt Nam công bố.
Kết thúc năm 2022, Tập đoàn đã đạt được những kết quả khá toàn diện trong công tác xây dựng Đảng và các chỉ tiêu về SXKD cơ bản đều đạt và vượt so với kế hoạch được Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp thoả thuận, duy trì việc làm và thu nhập cho gần 80.000 CNVCLĐ và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước.
Tình hình thực hiện sản xuất kinh doanh năm 2022 gặp nhiều khó khăn như: Lĩnh vực công nghiệp cao su do nhu cầu sản phẩm găng tay y tế và giá bán đều giảm nên lợi nhuận thấp; sản phẩm gỗ thiếu nguyên liệu, giá nguyên nhiên liệu tăng nhưng giá bán năm 2022 giảm; các khu công nghiệp chưa hoàn tất được thủ tục để tăng quỹ đất cho thuê. Ngoài ra, việc suy giảm giá trị đáng kể của đồng Kip Lào so với đồng VND đã làm ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh năm do phải lập dự phòng tại các công ty thành viên đang đầu tư tại Lào.
Năm 2022 đánh dấu 15 năm Tập đoàn thực hiện dự án phát triển cây cao su ở miền núi phía Bắc và Vương quốc Campuchia, với một số đơn vị đã đi vào hoạt động hiệu quả. Hội thi Bàn tay vàng thu hoạch mủ cao su lần thứ XIII năm 2022 có quy mô lớn nhất và đạt kết quả cao nhất từ trước đến nay với 64 đoàn và 325 thí sinh trong và ngoài Tập đoàn tham gia.
Năm 2022 cũng là năm Tập đoàn chú trọng tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý và điều hành, từng bước tin học hóa, số hóa dữ liệu và tiến tới chuyển đổi số nhằm nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp.
Tình hình thực hiện sản xuất kinh doanh năm 2022 gặp nhiều khó khăn như: Lĩnh vực công nghiệp cao su do nhu cầu sản phẩm găng tay y tế và giá bán đều giảm nên lợi nhuận thấp; sản phẩm gỗ thiếu nguyên liệu, giá nguyên nhiên liệu tăng nhưng giá bán năm 2022 giảm; các khu công nghiệp chưa hoàn tất được thủ tục để tăng quỹ đất cho thuê. Ngoài ra, việc suy giảm giá trị đáng kể của đồng Kip Lào so với đồng VND đã làm ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh năm do phải lập dự phòng tại các công ty thành viên đang đầu tư tại Lào. Kết quả các chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận và nộp ngân sách hợp nhất toàn Tập đoàn dự kiến đều đạt / vượt kế hoạch năm 2022 theo thỏa thuận của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, nhưng so với thực hiện năm 2021 thì chỉ tiêu lợi nhuận hợp nhất giảm.
Kết quả đạt được như trên; do các đơn vị chú trọng công tác giao khoán, tiết giảm lao động và quyết tâm phấn đấu hoàn thành vượt mức kế hoạch khối lượng sản phẩm. Tại Công ty mẹ – Tập đoàn, ước tiền lương bình quân năm 2022 của người lao động là 18.900.000 đồng/người/tháng, thu nhập bình quân trong năm của người lao động là 21.000.000 đồng/người/tháng.
Đến ngày 31/12/2022, tổng diện tích vườn cây cao su các công ty thành viên Tập đoàn đang quản lý là 402.650 ha; trong nước là 288.101,31 ha, tại Campuchia khoảng 87.891 ha và tại Lào là 26.657 ha. Tập đoàn đã hoàn thành kế hoạch sản lượng năm 2022, khai thác 403.999 tấn mủ cao su vào ngày 16/12/2022 (hoàn thành trước 15 ngày). Dự kiến đến hết ngày 31/12/2022, toàn Tập đoàn khai thác được 429.000 tấn mủ cao su, đạt 106,2% kế hoạch năm 2022 (vượt 25.001 tấn), nhiều hơn 26.083 tấn (tương ứng với tăng 6%) so với sản lượng khai thác cùng kỳ năm 2021. Năng suất bình quân vườn cây toàn Tập đoàn năm 2022 ước đạt 1,58 tấn/ha (trong nước 1,60 tấn/ha, ngoài nước 1,53 tấn/ha). Đặc biệt là khu vực Đông Nam Bộ đạt năng suất bình quân 1,86 tấn/ha, mức cao nhất từ trước đến nay.
Có 55 đơn vị thành viên hoàn thành vượt kế hoạch sản lượng năm 2022, trong đó 35 đơn vị hoàn thành trước 15 ngày trên diện tích 150.103 ha (chiếm 55,7% diện tích vườn cây kinh doanh của Tập đoàn). Năm 2022 dự kiến Tập đoàn có 14 công ty, 78 nông trường và 51 tổ / đội đạt tiêu chuẩn Câu lạc bộ 2 tấn/ha (tăng thêm 3 công ty, 8 nông trường so với 2021). c) Tái canh Kế hoạch tái canh năm 2022 – 2023 là 14.227,09 ha; trong đó, tổng diện tích thực hiện tái canh năm 2022 là 5.777,95 ha, được trồng tại khu vực Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung (Bình Thuận) và Lào. Chủ trương xây dựng kế hoạch thu hoạch gỗ và tái canh cho 2 năm đã tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất. Về phương pháp trồng, các đơn vị chủ động chuẩn bị cây giống; chất lượng cây giống đã có cải thiện đáng kể, cây giống trồng 100% là cây giống có bầu tầng lá. Cơ cấu giống trồng tái canh năm 2022 đảm bảo đúng theo cơ cấu giống được Tập đoàn phê duyệt, công tác kiểm soát giống trồng tái canh tiếp tục được thực hiện chặt chẽ. Tuy nhiên, việc tái canh sau nhiều chu kỳ chuyên canh cao su liên tục làm thoái hóa cấu trúc và chất lượng đất, đặt biệt là tại các đơn vị khu vực miền Đông Nam Bộ. Tập đoàn tiếp tục triển khai các giải pháp kỹ thuật khoa học, hiệu quả để khắc phục tình trạng này, tiếp tục đảm bảo chất lượng vườn cây, năng suất theo quy trình kỹ thuật của Tập đoàn. d) Chăm sóc cao su kiến thiết cơ bản Diện tích vườn cây cao su chăm sóc kiến thiết cơ bản năm 2022 của toàn Tập đoàn là 98.950,40 ha, trong đó trong nước là 90.960,59 ha (chiếm 91,92%) và ngoài nước là 7.989,81 ha (chiếm 8,08%). Chất lượng vườn cây kiến thiết cơ bản đến nay chuyển biến theo chiều hướng tích cực; không còn phát sinh diện tích kiến thiết cơ bản không hiệu quả; những diện tích không hiệu quả phát sinh từ trước 2020 đã được phân loại và xử lý phù hợp với điều kiện của từng đơn vị. Định hướng tiếp tục tăng cường quản lý và chăm sóc tốt nhóm vườn cây kiến thiết cơ bản đúng tuổi; rà soát chăm sóc để đưa vào cạo đối với các diện tích kéo dài có khả năng thu hoạch mủ; chuyển đổi mục đích sử dụng, hoặc trồng xen cây lấy gỗ đối với các diện tích không hiệu quả để nâng cao hiệu quả sử dụng đất e) Công tác chuẩn bị giống, bón phân và bảo vệ thực vật Chuẩn bị giống trồng năm 2022 theo cơ cấu giống được thẩm định căn cứ quyết định của Tập đoàn về việc ban hành cơ cấu bộ giống cao su áp dụng giai đoạn 2022 – 2026, định hướng đến năm 2030. Công tác quản lý, chăm sóc và kiểm soát cây giống được các công ty quan tâm thực hiện tốt, chất lượng cây giống tập kết tại vườn giống và cây giống đem trồng đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật.
Tập đoàn thực hiện các diện tích luân canh 1 – 2 năm đối với đất tái canh nhằm cải tạo đất, nâng cao chất lượng công tác tái canh. Tổng diện tích thực hiện xen canh, luân canh, chuyển đổi cây trồng đến tháng 12/2022 là 7.514,99 ha, trong đó: Chuyển đổi cây trồng để trồng cây gỗ là 32,65 ha; xen canh là 5.537,16 ha và luân canh 1.945,18 ha. Tiếp tục mở rộng diện tích trồng cao su gỗ, mủ với 163,9 ha và trồng thêm một số loại cây lấy gỗ khác (keo lai, chiêu liêu, thanh thất) bằng hình thức xen canh và luân canh cải tạo đất trên diện tích 564,71 ha. Tiếp tục thực hiện trồng xen cây hàng năm giữa hàng cao su trồng thuần với các loại cây phù hợp trồng xen trong vườn cây cao su như khoai lang, mía, dược liệu… Tập đoàn đang triển khai thực hiện 12 dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với tổng diện tích là 3.776,67 ha (đã trồng 1.455,90 ha, chiếm 38,55%). Các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chủ yếu là trồng chuối hoặc cây có múi (mít, bưởi, sầu riêng…) do một số đơn vị khu vực miền Đông Nam Bộ hợp tác, liên kết triển khai với đối tác có trình độ kỹ thuật, kinh nghiệm và thị trường. g) Công tác quản lý kỹ thuật nông nghiệp Áp dụng Quy trình kỹ thuật cây cao su cấp quốc gia được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành theo Quyết định số 4689/QĐ-BNN-TT ngày 01/12/2021, thống nhất với áp dụng Quy trình kỹ thuật cây cao su năm 2020 của Tập đoàn.
Tiếp tục thực hiện chủ trương đầu tư Hệ thống thông tin địa lý quản lý cơ sở dữ liệu đất đai và vườn cây cao su của Tập đoàn (GIS.VRG). 4.2. Hoạt động thu mua, chế biến và tiêu thụ mủ cao su a) Về hoạt động thu mua Ước sản lượng thu mua mủ cao su năm 2022 của Tập đoàn là 80.150 tấn, đạt 100% kế hoạch năm và bằng 89% thực hiện năm 2021.
Tập đoàn tiếp tục khuyến khích các đơn vị thành viên thu mua mủ cao su của các hộ cao su tiểu điền trên tinh thần đảm bảo kinh doanh hiệu quả, khẳng định vai trò hỗ trợ cao su tiểu điền, đồng thời nhằm sử dụng tối đa công suất chế biến ` 46 của các nhà máy sản xuất cao su, là phương án bù đắp nguồn mủ nguyên liệu thiếu hụt do thanh lý cao su hàng năm, góp phần ổn định và gia tăng sản lượng chế biến, giảm chi phí, giá thành chế biến mủ cao su.
Về hoạt động chế biến Toàn Tập đoàn hiện có 58 nhà máy chế biến mủ cao su với tổng công suất thiết kế là 612.400 tấn/năm. Công suất dự kiến đầu tư mới đưa vào hoạt động trong năm 2022 – 2023 là 659.400 tấn/năm (tăng thêm 47.000 tấn/năm). Ước sản lượng chế biến năm 2022 của Tập đoàn là 486.750 tấn mủ cao su các loại, vượt 3,2% so với kế hoạch năm. So với sản lượng chế biến cùng kỳ năm 2021 nhiều hơn 6.915 tấn (hay tăng 1,4%), tương ứng với sản lượng khai thác tăng. Cơ cấu sản phẩm so với năm 2021: Chủng loại SVR 10, 20 tăng 3,51%, SVR 3L, 5 tăng 0,31%, ly tâm tăng 0,7%, Skim block tăng 0,05%; riêng SVR CV50, 60 giảm 4,01%, RSS giảm 0,17%, ngoại lệ giảm 0,1%. Chất lượng sản phẩm cao su thiên nhiên tại các khu vực tiếp tục được củng cố, khách hàng đánh giá cao về sự đồng đều và ổn định của chất lượng sản phẩm. Năm 2022 Tập đoàn có thêm 7 công ty cao su đạt được chứng nhận ISO 9001:2015, nâng số lượng các công ty cao su thành viên có hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2015 lên 33/39 công ty; có thêm 5 phòng quản lý chất lượng cao su đạt ISO/IEC 17025:2017 (đạt Vilas), nâng tổng số phòng quản lý chất lượng cao su đạt tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2017 lên 31/36 phòng.
Năm 2022 Tập đoàn có 51/52 đơn vị thực hiện kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cao su thương hiệu VRG. Ước thực hiện sản xuất sản phẩm cao su thương hiệu VRG là 426.093 tấn, đạt 118% kế hoạch năm 2022. Ước thực hiện tiêu thụ sản phẩm cao su thương hiệu VRG (ký hợp đồng tiêu thụ) là 402.482 tấn, đạt 111% kế hoạch năm 2022.
Kế hoạch năm 2023; dự báo thị trường thế giới chưa có chuyển biến tích cực so với năm 2022, với cơ cấu sản phẩm chính chủ yếu là xuất khẩu, các nhóm ngành sản xuất chính của Tập đoàn dự kiến sẽ gặp nhiều khó khăn hơn năm 2022. Tập đoàn phấn đấu xây dựng và tổ chức thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch năm 2023 ở mức tối thiểu, tương đương với thực hiện năm 2022. Dự kiến chỉ tiêu kế hoạch năm 2023 sản lượng cao su khai thác khoảng 425.000 tấn, tiêu thụ 500.000 tấn. Sản lượng gỗ phôi cao su 180.000 m3 , gỗ MDF 1.065.000 m3. Các sản phẩm khác phát huy hết công suất như năm 2022. Khu công nghiệp phấn đấu cho thuê 100 ha. 2.2.