Nông nghiệp
Thách thức ngành lương thực thực phẩm khi tham gia vào thị trường toàn cầu
Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP.HCM (ITPC) đã phối hợp với Hội Lương thực Thực phẩm TP.HCM (FFA) đã tổ chức hội thảo Chiến lược và thách thức cho doanh nghiệp ngành lương thực thực phẩm khi tham gia vào thị trường toàn cầu. Trong quý 01/2023, nhiều mặt hàng xuất khẩu chính có giá trị xuất khẩu giảm, nên kim ngach xuất khẩu nông – lâm – thủy sản ước đạt 1,19 tỷ USD, ảm 14,4% so vớ cùng kỳ năm 2022.
Đây cũng là hội thảo thứ 04, trong chuỗi 06 hội thảo chuyên đề của khuôn khổ triển lãm Quốc tế ngành Lương thực thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh 2023 (HCMC FOODEX 2023); nhằm giúp các doanh nghiệp ngành lương thực thực phẩm trong nước, cập nhật các thông tin mới nhất về các yêu cầu của thị trường xuất khẩu.
Trong những năm qua, ngành chế biến lương thực thực phẩm Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng, đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế của cả nước. Đây là ngành chiếm tỷ trọng cao nhất trong các ngành công nghiệp chế biến, thể hiện tầm quan trọng của ngành trong việc đảm bảo nhu cầu lương thực của người dân cũng như đáp ứng yêu cầu xuất khẩu. Ngành chế biến lương thực, thực phẩm của Việt Nam đang có xu hướng tăng trưởng mạnh, từng bước cung ứng nhiều sản phẩm có sức cạnh tranh cao, chiếm lĩnh thị trường nội địa và gia tăng xuất khẩu. Hiện thực phẩm đang chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu chi tiêu hàng tháng của người tiêu dùng Việt Nam.
Các thị trường nhập khẩu và tiêu thụ điều hàng đầu thế giới như: Hoa Kỳ, châu Âu, Trung Quốc… ngày càng gia tăng yêu cầu về tính bền vững đối với sản phẩm bao gồm các khía cạnh xã hội, môi trường và kinh tế trong toàn bộ chuỗi cung ứng. Những thay đổi hành vi tiêu dùng cũng ảnh hưởng trái chiều đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, đặc biệt là xu hướng toàn cầu hiện đang rất ưu tiên các nguồn đạm thực vật thay thế cho nguồn đạm từ động vật, dẫn đến nhu cầu tăng cao đối với các sản phẩm có nguồn gốc hữu cơ. Đây rõ ràng là thách thức nhưng cũng chính là cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu thực phẩm chế biến của Việt Nam nắm bắt và phát triển.
Rào cản kỹ thuật đối với sản phẩm nông sản thực phẩm là các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động vật, tiêu chuẩn và chứng nhận chất lượng, mức dư lượng cho phép thuốc thú y – thuốc BVTV, yêu cầu ghi nhận và đóng gói – truy xuất nguồn gốc…
Xu hướng tiêu chí tiêu dùng thực phẩm chính lả: sự quan tâm đến rực phẩm thực vật, nguồn gốc đạm thay thế từ thực vật, côn trùng và cell -based. Thực phẩm có lợi cho sức khỏe, vai trò của vi sinh vật đối với hệ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch. Yêu cầu về sự minh bạch, thông tin rõ ràng về thông tin sản phẩm, nguồn gốc, thành phần dinh dưỡng cảnh báo thành phần dị ứng. Sản phẩm đặc sản của địa phương. Bảo vệ mội trường và phát triển bền vững.
Thị trường EU quy định chung về: thủ tuc hải quan, vệ sinh và kiểm dịch động thực vật SPS, luật thực phẩm chung EC 178/2002, hệ thống cảnh báo nhanh RASSF, dư lượng guốc BVTV và thuốc thú y, quy định sức khỏe cộng đồng, quy định về truy xuất nguồn gốc, quy định về dán nhãn hàng hóa EU 1169/2011 cho sản phẩm thực phẩm, quy định về hạn chế nhập khẩu…
Thị trường Mỹ quy định về kỹ thuật: Luật về kiểm định thực vật 2000, Luật hiện đại hóa ATTP Hoa Kỳ 2011, quy định của USDA về dư lượng thuốc thú y và thuốc BVTV: www.mrldatabase.com, quy định của FDA về ghi nhãn và công bố gá trị dinh dưỡng, thỏa thuận về vệc kiểm dịch động thực vật sau khi nhập khẩu.
Riêng với TP.HCM; ngành lương thực, thực phẩm là một trong bốn ngành công nghiệp trọng điểm ưu tiên phát triển, chiếm 14 – 15% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp, đóng góp từ 14 – 15% giá trị gia tăng toàn ngành công nghiệp trên địa bàn. Năng lực sản xuất của doanh nghiệp hoạt động trong ngành lương thực, thực phẩm không chỉ bảo đảm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân trong nước mà còn xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới. Với lợi thế phát triển nông nghiệp, các sản phẩm nông sản và thực phẩm chế biến của Việt Nam hiện đã có mặt tại trên 180 quốc gia và vùng lãnh thổ. Rất nhiều ngành trong lĩnh vực này đã đóng góp hơn 01 tỷ USD vào kim ngạch xuất khẩu hằng năm, đặc biệt một số ngành như: thủy sản đã đóng góp hơn 10 tỷ USD. Có thể nói, với lợi thế về nguồn nguyên liệu hết sức dồi dào, ngành lương thực thực phẩm còn rất nhiều dư địa, tiềm năng để phát triển.
Để ngành chế biến lương thực thực phẩm TP.HCM phát triển và giữ vững vai trò là một ngành sản xuất chủ lực, UBND TP.HCM đã ban hành Chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và sản phẩm ngành chế biến lương thực, thực phẩm TP.HCM giai đoạn 2020 – 2030. Đây được xem là một trong những chương trình đột phá để thành phố tập trung thực hiện các chính sách hỗ trợ, huy động nguồn lực đầu tư phát triển.
Tổng quan về TÜV SÜD Việt Nam: được thành lập văn phòng tại VN vào năm 2006 và sau đó Công ty 100% vốn nước ngoài mang tên Công ty TNHH VN chính thưc dược thành lập vào năm 2008. Vì VN đươc coi là thị trường chiến lược nên được đầu tư trang thiết bị hiện đại vào các phòng thí nghiệm như: phòng thử nghiệm dệt may và giày da, phòng thử nghiệm hóa học, phòng thử nghiệm thực phẩm, phòng thử nghiệm nội thất và mới đây là phòng thử nghiệm sản phẩm điện – điện tử.