Đầu tư
Hội thảo góp ý dự thảo NĐ quy định chi tiết về luật đấu thầu
Ngày 02/11/2023; tại TP.HCM đã diễn ra hội thảo “Góp ý dự thảo Nhị định quy định chi tiết về Luật Đấu thầu”; do VCCI TP.HCM tổ chức. Luật Đấu thầu 2023 có nhiều thay đổi quan trọng so với văn bản luật năm 2013, sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2024). Đây cũng là một trong những hội thảo cuối cùng trong năm 2023, trình Quốc hội phê duyệt.
Hội thảo với sự tham dự của các đại diện như: ông Đậu Anh Tuấn Ông – Phó Tổng thư ký kiêm Trưởng Ban Pháp chế VCCI, bà Nguyễn Thị Thúy Hằng – Phó Cục trưởng Cục Quản lý đấu thầu (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), bà Đỗ Thúy Vân – Cán bộ quản lý chương trình của UNDP, cùng các doanh nghiệp…
Trong Luật Đấu thầu đã dành riêng một chương quy định về đấu thầu trong lĩnh vực y tế, nhằm giải quyết vướng mắc về đấu thầu trong lĩnh vực y tế như: chủ động quyết định mua sắm thuốc, thiết bị y tế ngoài danh mục bảo hiểm y tế chi trả; mô hình “máy đặt, máy mượn”. Hình thức đấu thầu phù hợp với các trường hợp đặc biệt, cho phép mua sắm tập trung với thuốc hiếm có số lượng sử dụng ít, cho phép mua sắm theo nước xuất xứ để mua thiết bị có chất lượng tốt.
Một số ý kiến góp ý cho dự thảo:
ThS. Hứa Phú Doãn – Hội Thiết bị y tế TP.HCM đã đề xuất điều chỉnh:
Điều 05: Nhà thầu chào hàng hóa có xuất xứ Việt Nam có tỷ lệ % chi phí sản xuất trong nước dưới 50%, cơ sở sản xuất có từ 50% lao động có hợp đồng lao động với thời gian thực hiện hợp đồng từ 03 tháng trở lên, trong thời gian sản xuất là người khuyết tật, thương binh, dân tộc. Bỏ mục (4.b), vì đã độc quyền thì không có người dự thầu. Theo công thức sau đây: D (%) = G*/G (%); trong đó – G* là chi phí sản xuất trong nước được tính bằng giá chào của hàng hóa trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trừ đi giá trị thuế, kể cả thuế VAT và các chi phí nhập ngoại bao gồm cả phí, lệ phí hoặc được tính bằng tổng các chi phí trong nước bao gồm: cả phí, lệ phí trừ thuế VATà đề xuất G, phải ghi rõ các giá trị thuế. Điều 8: ưu đãi đối với doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong nước; doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo khi tham dự thầu có sản phẩm ĐMST của doanh nghiệp, không phải đáp ứng yêu cầu về doanh thu, số năm hoạt động trong cùng ngành nghề trong thời hạn 06 năm kể từ khi sản phẩm lần đầu được sản xuất và đăng ký hàng hóa với cơ quan nhà nước liên quan. Điều 9: ưu đãi đối với nhà thầu trong nước sản xuất hàng hóa có xuất xứ Việt Nam trên cơ sở sáng chế, công nghệ mới, sản phẩm mới hoặc được chuyển giao công nghệ. Đối với nhà thầu trong nước được chuyển giao công nghệ, theo quy định pháp luật về khoa học công nghệ để sản xuất ra hàng hóa có xuất xứ Việt Nam phù hợp với hồ sơ mời thầu: a.Không phải đáp ứng yêu cầu về doanh thu, số năm hoạt động trong cùng ngành nghề trong thời hạn 05 năm, kể từ khi sản phẩm lần đầu được sản xuất. Điều 10: ưu đãi đối với sản phẩm, dịch vụ được chứng nhận nhãn sinh thái, nhãn năng lượng và tương đương. Danh mục sản phẩm, dịch vụ được chứng nhận nhãn sinh thái, nhãn năng lượng và tương đương phải mua sắm xanh phải đáp ứng các điều kiện sau: a.Có tối thiểu 03 doanh nghiệp Việt Nam kể cả doanh nghiệp này sản xuất hàng hoá xuất xứ Việt Nam, dịch vụ được dán nhãn sinh thái, nhãn năng lượng đối với mỗi mặt hàng, dịch vụ. Điều 11: ưu đãi đối với đấu thầu bền vữngà đưa vào công thức xác định giá đánh giá, trong đó lượng hóa các yếu tố đấu thầu bền vững vào công thức xác định giá đánh giá để so sánh xếp hạng nhà thầu. Cần phải có con số cụ thể. Điều 12: mục 3 – Chi phí lập, thẩm định hồ sơ: a).hi phí lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển được tính bằng 0,1% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 2.000.000 đồng và tối đa là 50.000.000 đồng. b.Chi phí thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển được tính bằng 0,06% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 2.000.000 đồng và tối đa là 30.000.000 đồng. c.Chi phí lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được tính bằng 0,2% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 3.000.000 đồng và tối đa là 100.000.000 đồng. d.Chi phí thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được tính bằng 0,1% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 2.000.000 đồng và tối đa là 100.000.000 đồng. Điều 15: mục 2 – Căn cứ xác định giá gói thầu: giá gói thầu được lập căn cứ theo ít nhất 03 mục trong các thông tin sau. e.Việc kê khai, niêm yết ở đâu? Mục 5 – Nhưng không được trái với khoản 02 của Điều 15. Tại mục 6 – Nhưng không được trái với khoản 02 của Điều 15.
Ông Nguyễn Minh Quân – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai:
Đối với mục 01 – Phụ lục 2: ưu đãi Tỷ lệ chi phí sản xuất trong nước: đề nghị áp dụng phương án 01. Đối với hàng hoá có xuất xứ Việt Nam có tỷ lệ % chi phí sản xuất trong nước đến dưới 50%: Tỷ lệ 7,5%”. Đối với mục 3 – Phụ lục : quy trình, hình thức mua sắm trực tuyến): đề nghị áp dụng phương án 2. Phương án 2: mua sắm trực tuyến (e-shopping) áp dụng đối với gói thầu thuộc dự toán mua sắm có giá gói thầu trong hạn mức từ trên 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng; gói thầu thuộc dự án đầu tư của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và dự án đầu tư theo Luật Đầu tư công, bao gồm: gói thầm phi tư vấn, hàng hóa có giá gói thầu trong hạn mức không quá 01 tỷ đồng. Đối với mục 4 – Phụ lục 2: đào tạo, bồi dưỡng đấu thầu: về năng lực, kinh nghiệm: đề nghị áp dụng phương án 1. Điều 119: điều kiện năng lực, kinh nghiệp đối với cá nhân tham gia hoạt động đấu thầu: đào tạo, bồi dưỡng đấu thầu: đề nghị áp dụng phương án 2. Điều 120: đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn. Điều kiện giảng viên: đề nghị áp dụng phương án 1. Tại Chương VIII (Hợp đồng) của dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu, đề nghị bổ sung các nội dung sau: nội dung hướng dẫn trường hợp sau khi trúng thầu và trong quá trình ký hợp đồng, nhà thầu có đề nghị thay đổi thiết bị khác với thiết bị nhà thầu đã đề xuất trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất do các thiết bi nhà thầu đề xuất không còn được sản xuất, lưu hành trên thị trường. Nội dung hướng dẫn về điều chỉnh thời gian thực hiện hợp đồng đã được phê duyệt tại kế hoạch lựa chọn nhà thầu, tạo điều kiện cho các chủ đầu tư được phép tự điều chỉnh trong trường hợp do yếu tố khách quan, không thuộc lỗi của nhà thầu và không vượt thời gian thực hiện dự án.
Ông Nguyễn Quỳnh Lan – Công ty Cổ phần Giá Xây dựng:
Hiện nay việc thiếu quy định về xuất xứ hàng hoá nội địa Việt Nam là một trong những thực trạng khiến không ít doanh nghiệp lạm dụng tem, nhãn Made in Vietnam dù tỷ trọng sản xuất nội địa là rất thấp. Có thể thấy, việc xác định xuất xứ hàng hoá là một cụm từ đa nghĩa, bởi quá trình sản xuất hàng hoá bao gồm nhiều quá trình nhỏ lẻ. Định mức các công đoạn sản xuất của các nhà thầu là khác nhau, giá cả nguyên vật liệu đầu vào khác nhau, nhà thầu chỉ cần điều chỉnh định mức là sẽ dễ dàng vượt 30%, 50% dù thực tế không phải như vậy. Tại thời điểm dự thầu, nhiều hang hoá chưa được sản xuất. Việc chứng minh tỷ lệ hàng hóa có tỷ lệ % chi phí sản xuất trong nước dưới 50% và trên 50% (để được hưởng ưu đãi các mức khác nhau) chỉ mang tính chất tương đối. Đề xuất: xuất xứ hàng hoá là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng hang hoá, ảnh hưởng đến kết quả lựa chọn nhà thầu. Tại thời điểm đấu thầu, nhiều hàng hóa chưa được sản xuất. Để tránh việc gian lận xuất xứ hàng hoá, phải quy định cụ thể thời điểm, các giấy tờ cần thiết chứng minh chi phí sản xuất trong nước của hàng hóa phải từ 30% trở lên. Trường hợp nhà thầu chứng minh được tỷ lệ nội địa hoá đáp ứng để hưởng ưu đãi thì nhà thầu phải cam kết khi sản xuất hàng hoá phải sử dụng đúng các loại nguyên vật liệu và định mức như khi tính toán tỷ lệ nội địa hoá. Trường hợp có sự sai khác, nhà thầu được coi là gian lận và bị xử lý vi phạm.
Cục Quản lý đấu thầu – Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã báo một số chi tiết của dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu. Những quy định của Luật Đấu thầu có hiệu lực từ năm 2024; điểm quan trọng nhất là đấu thầu qua mạng, thông qua cổng đấu thầu quốc gia. Tất cả đều phải thực hiện trên mạng, từ ký kết thanh toán, hợp, đánh giá nhà thầu…Dự thảo Luật Đấu thầu; được thiết kế với 126 điều, với 144 trang, tương đối đồ sộ và kỹ thuật, có thể khó nghiên cứu đối với một số doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây lại là văn bản quy định chi tiết rất quan trọng, hướng dẫn nhiều nội dung lớn về lựa chọn nhà thầu, dự kiến sẽ bổ sung nhiều quy định mới để hướng dẫn các nội dung Luật Đầu thầu 2023.